• +84 (028) 710 99 246
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thiếu nguồn nhân lực ngành Môi trường trước thực trạng Biến đổi khí hậu và Ô nhiễm Môi trường

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

          Ô nhiễm không khí đang ngày càng được quan tâm trong những năm gần đây trước những tác hại của nó đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với những người dân sinh sống ở khu vực đô thị hay các cụm công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất lượng không khí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các Quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Ô nhiễm không khí kéo theo rất nhiều hệ lụy rất lớn về hệ thống sức khỏe và y tế cộng đồng. Bên cạnh các loại khí thải ra môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như oxit nitơ (NOx),  oxit lưu huỳnh (SOx), cacbon monoxit (CO), thì các hạt vật chất khí quyển lơ lửng, đặc biệt các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) – rất nguy hiểm bởi khả năng xâm nhập vào mắt, vào phổi, vào hệ hô hấp và hệ thống mạch máu vì các rào cản tự nhiên trên các cơ thể người không thể ngăn được chúng bởi kích thước siêu nhỏ. Hơn thế nữa, sự phát thải các khí ô nhiễm từ quá trình sản xuất và gần đây, theo nhiều chuyên gia môi trường là từ các phương tiện giao thông, chính là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và suy thoái tầng ozone. Trong bối cảnh công nghiệp hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, quá trình ô nhiễm này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu con người không sớm tìm ra giải pháp khắc phục.

Môi trường ô nhiễm không chỉ là vấn đề của Việt Nam

           Bên cạnh tình trạng ô nhiễm không khí, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lỡ, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, chất thải chưa qua xử lý từ các công ty xí nghiệp, quy hoạch  xây dựng, đào kênh, xây đập, xây cất các tòa nhà, cao ốc thiếu chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ đang ngày càng trở nên được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.

Chuyên gia Môi trường ĐH Văn Lang và ĐH Wageningen

Để làm tốt các vấn đề trên, chúng ta cần phải có một cách nhìn toàn diện – hệ thống từ khâu quản lý tài nguyên và môi trường, cần học những kiến thức chuyên môn và chuyên sâu về quy hoạch, ứng dụng công nghệ, kĩ năng thiết kế và tư duy xây dựng từ bộ phận đến hệ thống xử lý môi trường, đo đạc, quan trắc các chi tiểu ô nhiễm,…. Do đó, không chỉ ở trong nước mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang rất cần một nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về quản lý, tổ chức thiết kế, xây dựng các bộ phận hay hệ thống xử lý các nguồn ô nhiễm, đặc biệt các vấn đề liên quan đến sự sống hằng ngày của chúng ta.

Tại sao ngành môi trường lại chưa được quan tâm bởi người học?

           Thế giới và Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các hoạt động công nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi; khói bụi, các chất thải chưa qua xử lý; rác thải nhựa ngày càng ngập tràn xung quang cuộc sống chúng ta.

           Nhiệt độ Trái đất đang dần ấm lên, băng ở hai cực đang dần tan chảy, nước biển ngày một dâng cao, mưa bão ngày càng thất thường và nguy hiểm, môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm từ các khí thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đây là những vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, nhiều bệnh và virut lạ xuất hiện mỗi năm, gây quá tải cho các bệnh viện và tạo nên những thách thức lớn cho các y, bác sĩ.

           Theo nhiều chuyên gia của Khoa Môi trường và CNSH, Trường ĐH Văn Lang, môi trường ô nhiễm trầm trọng do rất nhiều nguyên nhân, trong đó lưu ý nhất là sự hiểu biết của con người trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thiết kế, xây cất, vận hành và xử lý các nguồn ô nhiễm từ khai thác, sản xuất công nghiệp. Vì vậy, quốc gia nào cũng nhận thấy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cùng với các giải pháp có hệ thống, đủ sâu về chuyên môn và áp dụng bền vững vào thực tiễn để giúp môi trường xanh và sạch là rất quan trọng, luôn được quan tâm và ngày càng được đầu tư nhiều hơn.

Có phải ngành môi trường chỉ tiếp xúc với chất bẩn?

           Có thể chúng ta chưa hiểu hết cái hay của ngành để suy nghĩ rằng học ngành này sẽ phải tiếp xúc với những vấn đề như rác hay nước ô nhiễm. Các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến: Môi trường là một mảng ngành rất rộng lớn, liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau, kết nối tất cả các lĩnh vực của xã hội vì cơ bản Trái Đất chúng ta được cấu thành bởi 5 thành phần chính thuộc: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Học về Môi trường, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các bạn sẽ được học cách quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, rừng, đất, nước, không khí), cách thiết kế, cách vận hành bộ phận/hệ thống xử lý, cách sử dụng hệ thống quan trắc các vấn đề ô nhiễm, pháp luật và chính sách,... Hơn nữa, thông qua việc được cung cấp các kỹ năng phân tích hiện trạng và đánh giá tác động môi trường, các bạn có thể đề xuất các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm cho từng loại trạng thái chất thải (dạng rắn, lỏng, khí,…).  

Bạn có biết Trường ĐH nào có ngành môi trường lâu đời nhất ở Việt Nam???

           Các chuyên ngành học về Môi trường ( Công nghệ môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường) của ĐH Văn Lang đã có tuổi đời trên 24 năm, là một trong những Ngành xuất hiện đầu tiên ở VN do ĐH Văn Lang tổ chức tuyển sinh và đào tạo, ngay cả xuất hiện trước các trường ĐH chuyên về Tài Nguyên và Môi trường của Nhà Nước. Hàng năm Trường/Khoa đã cung cấp rất nhiều lao động có chất lượng cho các tổ chức/doanh nghiệp môi trường. Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, ĐH Văn Lang còn có một chuyên ngành rất mới, đó là “ Cố vấn môi trường” – ngành học được phát triển từ các vấn đề cấp bách mà xã hội yêu cầu.

Vài lời khuyên đến các bậc phụ huynh, các bạn học sinh

           Các bậc phụ huynh và các em học sinh mến: những ngành học liên quan đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta như ngành Môi trường, Thực phẩm, Sức khỏe,…là không thể mất đi, dù công nghệ 4.0 hay xã hội loài người có phát triển đến đâu thì các vấn đề như không khí, nguồn nước, cảnh quan, nguồn thực phẩm, y tế và sức khỏe,…luôn phải được quan tâm và phát triển, được tích hợp chứ không mất đi vì nguồn nhân lực cho các lĩnh vực này là không bao giờ đủ. Sự phát triển của Công nghệ là nền tản vững chắc cho các ngành kể trên, hỗ trợ các ngành trên phát triển hơn, chứ không xóa bỏ chúng. Do đó, không chỉ doanh nghiệp/tổ chức khai thác sản xuất đang rất cần những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về quản lý, về công nghệ môi trường mà nguồn nhân lực này luôn được tìm kiếm không chỉ trong nước mà là toàn cầu.

TS. Lê Quốc Tuấn

Thông tin tuyển sinh:

Hình thức xét tuyển:

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Xét tuyển kết quả học bạ lớp 12 hoặc (lớp 11 + Học kỳ 1 của lớp 12) THPT.

Kết hợp xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia và điểm học bạ THPT trong cùng 1 tổ hợp môn

Xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Đăng ký xét tuyển online https://xettuyenonline.vanlanguni.edu.vn/ 

Ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp

Mã ngành: 7510606

Tổ hợp xét tuyển

  • Tổ hợp 1: Toán Lý Hoá
  • Tổ hợp 2: ToánHoá Sinh
  • Tổ hợp 3: Toán Hoá Anh
  • Tổ hợp 4: Toán Sinh Anh.

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mã ngành: 7510406
Tổ hợp xét tuyển

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • D07: Toán – Hóa – Anh
  • D08: Toán – Sinh – Anh

 


© 2024 Khoa Công Nghệ. Phát triển bởi Phòng CNTT